Trải nghiệm làng cổ Đường Lâm
Thứ Tư, 28 tháng 8, 2013
Xung quanh Hà Nội có rất nhiều điểm để đi trong một ngày. Và một trong số những điểm đáng đi nhất đó là Làng Cổ Đường Lâm. Một ngôi làng cổ kính với nhiều mái nhà ngói đỏ xưa cũ. Sẽ khá nhiều người thấy làm bất ngờ khi biết có những ngôi nhà đã hơn 300 năm tuổi. Du lịch Làng Cổ Đường Lâm hấp dẫn bởi những con đường gạch, những bức tường Đá Ong độc đáo, giếng nước sân đình, những ngôi chùa uy nghi. Hơn thế nữa, đây còn là mảnh đất 2 Vua, với 2 ngôi đền thờ Phùng Hưng và Ngô Quyền.
Đường Lâm là ngôi làng cổ nằm bên bờ phía nam sông Hồng, đây cũng là quê hương của nhiều danh nhân như vua Ngô Quyền, Phùng Hưng, Phan Kế Toại...
Làng Đường Lâm cách Hà Nội khoảng 44km, thuộc huyện Sơn Tây Hà Nội. Bạn có thể kết hợp thăm quan Làng Cổ cùng với Thành Cổ Sơn Tây (nằm trong trung tâm thành phố Sơn Tây), Đền Và cách 3km.
Nhà cổ: các ngôi nhà cổ ở đây đều có niên đại hàng trăm năm tuổi và đều được xây dựng bằng đá ong. Cư dân ở đây cũng là những người dân đã sinh sống từ rất lâu đời và có kiến thức sâu sắc về lịch sử ngôi làng cổ này, có một số nhà có nghề truyền thống làm tương với những chiếc chum xếp đầy trong sân, du khách sẽ có dịp trò chuyện để biết rõ hơn về ngôi làng cổ kính này qua những người dân.
Đền thờ Phùng Hưng: Đền thờ được xây dựng trên một khu đất cao, xung quanh là cây cối tỏa bóng xanh mát.
Lăng Ngô Quyền: nằm cách đền Phùng Hưng 500 mét, lăng khá rộng rãi và trước mặt lăng là những cánh đồng lúa trải dài bát ngát, không khí mát mẻ, trong lành. Xung quanh là các di tích khác như: rặng Duối buộc voi chiến của Ngô Quyền khi xưa, đồi Hùm nơi Phùng Hưng đánh hổ cứu dân...
Chùa Mía: Nằm ngay một ngã ba trên đường tới khu di tích lăng và đền, thờ bà chúa Mía, trong chùa có rất nhiều tượng được làm bằng đồng, gỗ hoặc đất sét, không gian thanh tịnh và êm ả.
Buổi sáng bạn nên đi loanh quanh trong làng, thăm quan: đình Mông Phụ, 3 hay 4 ngôi nhà cổ, nhà thờ thiên chúa trong làng, đền thờ Giang Văn Minh, chùa Mía. Bạn có thể ăn trưa tại một số nhà hàng phía Cổng Làng, hoặc hay hơn cả là đặt ăn cơm của nhà dân trong làng (hỏi đặt ăn tại mấy quán Nước Chè cạnh Đình Làng Mông Phụ). Hoặc bạn có thể liên hệ Cơm nhà Hải Lợi 01685111136, có thể gọi trước đặt ăn, khoảng 120k / suất là ngon rồi.
Buổi chiều bạn đi thăm quan 2 ngôi đền thờ 2 Vua. Trên đường về bạn thăm Đền Và, sau đó qua thành cổ Sơn Tây. Chi phí cho chuyến đi khá là khiêm tốn, tiền vé thăm quan khoảng 20k, ăn 80k – 100k, xăng xe máy hoặc thuê ô tô chưa tính.
Thời gian Du Lịch Làng Cổ Đường Lâm có thể đi quanh năm, vào mùa lúa chín tháng 9 hoặc tháng 5 bạn sẽ được chiêm ngưỡng thêm những con đường làng rát đầy Rơm khô. Tha hồ chụp ảnh và tận hưởng.
Các món ăn dân dã được ưa thích ở Đường Lâm là gà quê luộc, mướp hương xào, rau muống luộc chấm tương Mông Phụ và kẹo dồi, thường được bán ở các quán nước trước cổng làng, bánh tẻ, bánh gai.
Đường Lâm là ngôi làng cổ nằm bên bờ phía nam sông Hồng, đây cũng là quê hương của nhiều danh nhân như vua Ngô Quyền, Phùng Hưng, Phan Kế Toại...
Làng Đường Lâm cách Hà Nội khoảng 44km, thuộc huyện Sơn Tây Hà Nội. Bạn có thể kết hợp thăm quan Làng Cổ cùng với Thành Cổ Sơn Tây (nằm trong trung tâm thành phố Sơn Tây), Đền Và cách 3km.
Phương tiện di chuyểnđến Đường Lâm
Từ Hà Nội bạn có thể chọn các phương tiện sau:
Bằng xe Buýt: Bến xe Kim Mã -> Sơn Tây: tuyến 70; Bến xe Hà Đông -> Sơn Tây: tuyến 77; Bến xe Mỹ Đình -> Sơn Tây: tuyến 71.
Bằng ôtô khách: tuyến Mỹ Đình - Phú Thọ (1 tiếng 15 phút)
Bằng taxi: Taxi Sơn Tây (04) 33626262
Chi tiết
Từ Hà Nội bạn di chuyển bằng ô tô hoặc xe máy theo hướng đại lộ Thăng Long hoặc đường 32 đi Nhổn – Sơn Tây. Đến Sơn Tây hỏi đường vào làng Đường Lâm ai cũng biết. Sau khi mua vé thăm quan bạn có thể gửi xe và đi bộ vào làng. Bạn nên dừng chân tại quán chè của bà cụ đối diện đình làng Mông Phụ, uống nước chè xanh và ăn kẹo Dồi kẹo Lạc. Bà cụ rất nổi tiếng trên báo chí và ti vi, bạn nên hỏi thêm thông tin về đường đi lối lại trong làng.
Bằng xe Buýt: Bến xe Kim Mã -> Sơn Tây: tuyến 70; Bến xe Hà Đông -> Sơn Tây: tuyến 77; Bến xe Mỹ Đình -> Sơn Tây: tuyến 71.
Bằng ôtô khách: tuyến Mỹ Đình - Phú Thọ (1 tiếng 15 phút)
Bằng taxi: Taxi Sơn Tây (04) 33626262
Chi tiết
Từ Hà Nội bạn di chuyển bằng ô tô hoặc xe máy theo hướng đại lộ Thăng Long hoặc đường 32 đi Nhổn – Sơn Tây. Đến Sơn Tây hỏi đường vào làng Đường Lâm ai cũng biết. Sau khi mua vé thăm quan bạn có thể gửi xe và đi bộ vào làng. Bạn nên dừng chân tại quán chè của bà cụ đối diện đình làng Mông Phụ, uống nước chè xanh và ăn kẹo Dồi kẹo Lạc. Bà cụ rất nổi tiếng trên báo chí và ti vi, bạn nên hỏi thêm thông tin về đường đi lối lại trong làng.
Chương trình tham quan ở Đường Lâm
Giới thiệu diểm tham quan
Đình làng Mông Phụ: Là một di tích cổ đặc biệt với ngôi nhà hai mái đốc, đây là một công trình tiêu biểu mang đậm nét văn hóa của nông thôn Bắc bộ.
Đình làng Mông Phụ: Là một di tích cổ đặc biệt với ngôi nhà hai mái đốc, đây là một công trình tiêu biểu mang đậm nét văn hóa của nông thôn Bắc bộ.
Nhà cổ: các ngôi nhà cổ ở đây đều có niên đại hàng trăm năm tuổi và đều được xây dựng bằng đá ong. Cư dân ở đây cũng là những người dân đã sinh sống từ rất lâu đời và có kiến thức sâu sắc về lịch sử ngôi làng cổ này, có một số nhà có nghề truyền thống làm tương với những chiếc chum xếp đầy trong sân, du khách sẽ có dịp trò chuyện để biết rõ hơn về ngôi làng cổ kính này qua những người dân.
Đền thờ Phùng Hưng: Đền thờ được xây dựng trên một khu đất cao, xung quanh là cây cối tỏa bóng xanh mát.
Lăng Ngô Quyền: nằm cách đền Phùng Hưng 500 mét, lăng khá rộng rãi và trước mặt lăng là những cánh đồng lúa trải dài bát ngát, không khí mát mẻ, trong lành. Xung quanh là các di tích khác như: rặng Duối buộc voi chiến của Ngô Quyền khi xưa, đồi Hùm nơi Phùng Hưng đánh hổ cứu dân...
Chùa Mía: Nằm ngay một ngã ba trên đường tới khu di tích lăng và đền, thờ bà chúa Mía, trong chùa có rất nhiều tượng được làm bằng đồng, gỗ hoặc đất sét, không gian thanh tịnh và êm ả.
Lịch trình chi tiết
Buổi sáng bạn nên đi loanh quanh trong làng, thăm quan: đình Mông Phụ, 3 hay 4 ngôi nhà cổ, nhà thờ thiên chúa trong làng, đền thờ Giang Văn Minh, chùa Mía. Bạn có thể ăn trưa tại một số nhà hàng phía Cổng Làng, hoặc hay hơn cả là đặt ăn cơm của nhà dân trong làng (hỏi đặt ăn tại mấy quán Nước Chè cạnh Đình Làng Mông Phụ). Hoặc bạn có thể liên hệ Cơm nhà Hải Lợi 01685111136, có thể gọi trước đặt ăn, khoảng 120k / suất là ngon rồi.
Buổi chiều bạn đi thăm quan 2 ngôi đền thờ 2 Vua. Trên đường về bạn thăm Đền Và, sau đó qua thành cổ Sơn Tây. Chi phí cho chuyến đi khá là khiêm tốn, tiền vé thăm quan khoảng 20k, ăn 80k – 100k, xăng xe máy hoặc thuê ô tô chưa tính.
Thời gian Du Lịch Làng Cổ Đường Lâm có thể đi quanh năm, vào mùa lúa chín tháng 9 hoặc tháng 5 bạn sẽ được chiêm ngưỡng thêm những con đường làng rát đầy Rơm khô. Tha hồ chụp ảnh và tận hưởng.
Các món ăn dân dã được ưa thích ở Đường Lâm là gà quê luộc, mướp hương xào, rau muống luộc chấm tương Mông Phụ và kẹo dồi, thường được bán ở các quán nước trước cổng làng, bánh tẻ, bánh gai.
Lưu ý khi đi du lịch Đường Lâm:
Khi đến nơi bạn cần:
- Gửi xe đúng nơi quy định
- Hãy chào khi gặp người cao tuổi trong làng
- Mua vé trước khi vào làng tham quan
- không vứt rác bừa bãi.
- Giữ thái độ kính trọng với gia chủ
- không mặc đồ ngắn, phản cảm khi vào nơi thờ cúng
- Trước khi chụp ảnh nên xin phép gia chủ
- Khi chụp ảnh không nên quay lưng chính diện vào đình, đền, chùa
- Gửi xe đúng nơi quy định
- Hãy chào khi gặp người cao tuổi trong làng
- Mua vé trước khi vào làng tham quan
- không vứt rác bừa bãi.
- Giữ thái độ kính trọng với gia chủ
- không mặc đồ ngắn, phản cảm khi vào nơi thờ cúng
- Trước khi chụp ảnh nên xin phép gia chủ
- Khi chụp ảnh không nên quay lưng chính diện vào đình, đền, chùa
Chia s?:
Chia sẻ
Comments[ 0 ]
Đăng nhận xét