Du lịch Nhà Cổ Hà Nội
Chủ Nhật, 25 tháng 8, 2013
Khu phố cổ Hà Nội là tên gọi thông thường của một khu vực đô
thị có từ lâu đời của Hà Nội nằm ở ngoài hoàng thành Thăng Long. Khu đô thị này
tập trung dân cư hoạt động tiểu thủ công nghiệp và buôn bán giao thương, hình
thành lên những phố nghề đặc trưng, mang những nét truyền thống riêng biệt của
cư dân thành thị, kinh đô. Ngày nay khu phố cổ Hà Nội là điểm đến hấp dẫn cho
những ai muốn tìm hiểu về Thăng Long - Đông Đô - Hà Nội.
Khu "Hà Nội 36 phố phường" là một cách gọi không
chính xác của khu phố cổ, vì 36 phố phường là một cách gọi ước lệ khu vực đô thị
cổ, nằm bên trong và bên ngoài cả khu phố cổ.
Với mỗi người Việt Nam hôm nay, Thǎng Long - Đông Đô - Hà Nội
vẫn còn rất bí ẩn và quyến rũ bởi những chứng tích lịch sử, những dấu ấn về con
người qua truyền thuyết huyền thoại, di tích lịch sử, những khu phố cổ, ngôi
nhà cổ, tường thành xưa, đường phố cũ... Nhưng có lẽ cái còn ghi được nhiều dấu
ấn lịch sử nhiều nhất, rõ nhất, sinh động nhất, trực tiếp nhất đó là kiến trúc
đô thị. Kiến trúc cổ Hà Nội gợi lên một nền vǎn minh tinh thần, một nếp sống
vǎn hoá gia đình trong những đường nét ấm nóng hơi thở của nhiều thế hệ.
Mỗi tên phố, tên nhà trong khu phố cổ Hà Nội đều gợi bóng
dáng kinh thành xưa với những phường thợ làm ǎn tấp nập : Hàng Đào, Hàng Lược,
Hàng Gai, Hàng Thiếc, Hàng Hòm, Hàng Bạc... Kiến trúc cổ của khu phố này là các
ngôi nhà nhỏ bé với mái tranh hay mái ngói, thường có sân chung, lô nhô nối tiếp
nhau từ dãy phố này đến dãy phố khác. Ngày nay nhiều khu phố đã xuống cấp, phải
trùng tu để nâng cấp lại.
Một sớm cuối thu, nắng vàng óng ngọt ngào toả sáng ngôi nhà
cổ 13 Hàng Đào như muốn đền trả con người sau những cơn giông bão mùa hè. Qua cầu
thang ọp ẹp, cǎn phòng nhỏ trên tầng hai hiện ra một không gian cổ xưa, tĩnh lặng
với vẻ kín đáo của cánh cửa vòm giáo đường, những đường nét hoa vǎn tinh tế của
kiến trúc Pháp thế kỷ 19. Giá trị phong cách kiến trúc nhà ở độc đáo của một Hà
Nội cổ là kiểu nhà ống, một phong cách đặc sắc nhất chỉ có đô thị cổ Việt Nam mới
có.
Vì diện tích bề rộng nhô ra mặt phố hẹp nên ông cha ta đã tận
dụng bề dài sâu vào trong, sáng tạo một kiểu nhà thích hợp, có nơi bán hàng,
nơi ở, nơi thờ phụng, nơi sinh hoạt cá nhân hết sức khoa học. Nhà càng dài càng
tạo ra nhiều lớp sử dụng, bên trong có khoảng sân vườn. Sân vườn chỉ chiếm một
khoảng nhỏ nhưng là nơi đưa thiên nhiên luồn lách vào trong từng gia đình, được
người xưa quan tâm đặc biệt. Nó làm cho ngôi nhà thông thoáng, sáng sủa, có nắng
ấm, gió trời. Nơi đây hiện lên một khoảng trời riêng của gia đình với cây cau,
giàn trầu, giếng nước, hòn non bộ, cây cảnh, chậu cá, lồng chim... tách khỏi mặt
phố náo động, giúp tinh thần con người thư giãn, tĩnh tại. Ngôi nhà cổ thuần chất
Việt Nam của phố cổ Hà Nội có mái ngói lô xô, có vườn cây, giếng nước, ban thờ,
có khoảng mây trời kéo không gian gần lại, có vẻ đẹp thầm kín, giàu chất trữ
tình, chứa trong lòng nó cả ngàn nǎm vǎn hiến.
Chia s?:
Chia sẻ
Comments[ 0 ]
Đăng nhận xét